Tiêu chí đánh giá nhà cung cấp tiềm năng theo mô hình 10Cs
Khách hàngTrong bối cảnh kinh doanh hiện đại, đánh giá nhà cung cấp là một phần không thể thiếu trong quy trình lựa chọn đối tác tiềm năng. Để đảm bảo việc đánh giá này được thực hiện một cách khoa học và toàn diện, doanh nghiệp cần áp dụng các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp phù hợp. Mô hình Carter 10Cs là một phương pháp hữu ích và có độ phổ biến rộng rãi, làm cơ sở cho doanh nghiệp phân tích và đánh giá nhà cung cấp một cách hiệu quả.
Năng lực (Competency)
Năng lực của nhà cung cấp bao gồm kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm. Nhà cung cấp có năng lực sẽ luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Để đánh giá năng lực nhà cung cấp, doanh nghiệp cần kiểm tra các chứng chỉ, thành tựu và đánh giá từ khách hàng hiện tại. Các công cụ như hồ sơ năng lực, phỏng vấn và đánh giá dựa trên kết quả thực tế sẽ hữu ích trong việc đánh giá nhà cung cấp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần khai thác thông tin về năng lực thích nghi, năng lực giải quyết vấn đề của nhà cung cấp. Những biến động trong mua bán là điều khó tránh khỏi. Doanh nghiệp cần khéo léo đề cập đến các phương án dự phòng của đối tác khi có những rủi ro hay sự thay đổi xảy ra. Một nhà cung cấp có năng lực tốt sẽ luôn có những kế hoạch dự phòng để linh hoạt thích nghi trong thị trường.
Năng suất (Capacity)
Năng suất là tiêu chí đánh giá nhà cung cấp quan trọng để đảm bảo họ có khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp bạn. Để đánh giá cụ thể năng suất, doanh nghiệp cần khảo sát thực tế tại nhà máy, kiểm tra báo cáo sản xuất và thời gian giao hàng. Điều này giúp xác định công suất tối đa và khả năng đáp ứng giao hàng đúng hạn của nhà cung cấp.
Việc đánh giá năng suất cũng có thể bao gồm phân tích lịch sử sản xuất của nhà cung cấp, kiểm tra các thiết bị sản xuất và tham khảo phương án sản xuất trong các thời điểm khó khăn trong quá khứ. Những yếu tố này giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về khả năng sản xuất và hiệu suất của nhà cung cấp trong các tình huống khác nhau. Từ đó, có những quyết định đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp hợp lý, hiệu quả.
Cam kết (Commitment)
Cam kết của nhà cung cấp đối với chất lượng và hợp tác lâu dài là yếu tố quan trọng. Để đo lường cam kết, doanh nghiệp có thể xem xét các hợp đồng, thỏa thuận dịch vụ (SLA) và phản hồi từ khách hàng cũ. Điều này giúp đảm bảo rằng nhà cung cấp sẽ duy trì chất lượng và sẵn sàng cải tiến khi cần thiết.
Mức độ cam kết còn thể hiện ở sự thiện chí trong đàm phán giá cả và các chính sách hỗ trợ. Doanh nghiệp cần dành thời gian trao đổi nhiều hơn về mức độ hỗ trợ dịch vụ của nhà cung cấp trong dự án. Một đối tác có mức độ cam kết tốt sẽ luôn sẵn sàng tìm kiếm và đề xuất những phương án hỗ trợ phù hợp cho khách hàng.
Kiểm soát (Control)
Khả năng kiểm soát quy trình sản xuất, chất lượng và rủi ro là tiêu chí đánh giá nhà cung cấp cực kỳ quan trọng. Để đo lường khả năng kiểm soát, doanh nghiệp có thể yêu cầu được tham khảo hệ thống quản lý chất lượng, xem xét các chứng nhận ISO 9001 và đánh giá báo cáo kiểm soát nội bộ. Điều này giúp đảm bảo nhà cung cấp có thể quản lý tốt các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Một nhà cung cấp có hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt sẽ có khả năng phát hiện và khắc phục lỗi sản xuất kịp thời, giảm thiểu rủi ro trong mua bán. Các doanh nghiệp nên yêu cầu nhà cung cấp cung cấp các báo cáo chi tiết về kiểm soát chất lượng và thảo luận về quy trình kiểm soát nội bộ của họ.
Tài chính (Cash)
Khả năng tài chính là một trong những tiêu chí đánh giá nhà cung cấp quan trọng để đảm bảo họ có đủ nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động và đáp ứng đơn hàng của doanh nghiệp. Đối với các nhà cung cấp đã niêm yết, việc phân tích tài chính có thể thực hiện dễ dàng hơn thông qua các báo cáo công khai và xếp hạng tín dụng.
Trong khi đó, với nhà cung cấp chưa niêm yết, doanh nghiệp cần thực hiện các bước thẩm định chi tiết hơn để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin tài chính. Việc đánh giá chính xác khả năng tài chính giúp doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp phù hợp và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hợp tác.
Chi phí (Cost)
Chi phí là một trong những chỉ tiêu đánh giá nhà cung cấp cực kỳ quan trọng. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế và tối ưu hóa chi phí, doanh nghiệp cần thực hiện việc đánh giá chi phí một cách chi tiết và toàn diện.
Doanh nghiệp cần xem xét các thành phần chi phí của nhà cung cấp, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí sản xuất, chi phí quản lý và các chi phí khác. Việc phân tích chi phí trực tiếp và gián tiếp giúp xác định chính xác các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
So sánh giá cả thị trường cũng là một bước quan trọng. Bộ phận thu mua cần thu thập báo giá từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để so sánh và đánh giá, từ đó có cái nhìn toàn diện về mức giá thị trường và chọn được nhà cung cấp có giá cả cạnh tranh nhất. Sử dụng các báo cáo phân tích thị trường hoặc dữ liệu từ các cơ quan thống kê cũng là cách hiệu quả để đảm bảo rằng giá của nhà cung cấp phù hợp với giá thị trường.
Xem thêm: Cách đàm phán giá cả hiệu quả với nhà cung cấp nước ngoài
Nhất quán (Consistency)
Sự ổn định và nhất quán trong chất lượng và dịch vụ của nhà cung cấp là yếu tố then chốt. Để đo lường nhất quán, doanh nghiệp cần thực hiện các đánh giá định kỳ, thu thập thống kê về lỗi sản phẩm và xem xét báo cáo dịch vụ khách hàng. Điều này giúp đảm bảo rằng nhà cung cấp luôn duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ ở mức cao.
Nhà cung cấp cần trả lời được các câu hỏi của doanh nghiệp bạn về chính sách đảm bảo tính nhất quán trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Cụ thể hơn là nhà cung cấp có thể chứng minh được phương án hoặc quy trình thực hiện để duy trì tính nhất quán trên hay không.
Văn hóa (Culture)
Văn hóa doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bộ phận bên trong nhà cung cấp và cách họ tương tác với đối tác bên ngoài. Một văn hóa hợp tác và tôn trọng thường duy trì được sự hài hòa trong quan hệ công việc. Do đó, việc đánh giá văn hóa doanh nghiệp của nhà cung cấp là bước quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng doanh nghiệp bạn đang hợp tác với đối tác có hệ giá trị phù hợp với tiêu chuẩn của mình. Một nhà cung ứng có tôn chỉ chú trọng chất lượng hơn giá cả sẽ phần nào thể hiện được những cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Để đánh giá văn hóa của nhà cung cấp, các công ty thường bắt đầu bằng việc nghiên cứu sâu sắc về sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi mà nhà cung cấp theo đuổi. Điều này giúp xác định xem triết lý kinh doanh của họ có phù hợp với các mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp hay không. Những giá trị văn hóa doanh nghiệp giao thoa và có sự tương đồng là dấu hiệu doanh nghiệp đang lựa chọn nhà cung cấp đúng và phù hợp.
Minh bạch (Clean)
Khi lựa chọn nhà cung cấp, tính Minh bạch là một trong những tiêu chí đánh giá nhà cung cấp cực kỳ quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý. Tiêu chí này được hiểu đơn giản là sự minh bạch và rõ ràng trong các hoạt động kinh doanh của nhà cung cấp. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng, chính xác và xác lập độ tin cậy trong mối quan hệ thương mại. Đây là cơ sở để xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững và lâu dài giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp.
Việc khảo sát trực tiếp tại văn phòng hoặc nhà máy của nhà cung cấp cũng là một phương pháp quan trọng. Điều này giúp xác minh các hoạt động kinh doanh thực tế và đảm bảo rằng chúng tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định liên quan.
Giao tiếp (Communication)
Giao tiếp hiệu quả đảm bảo rằng thông tin được trao đổi giữa các bên là rõ ràng và chính xác, từ đó đưa đến sự hiểu biết chính xác về các yêu cầu, cam kết và kỳ vọng. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tính chuyên nghiệp và tin cậy trong mối quan hệ đối tác.
Khả năng phản hồi nhanh chóng của nhà cung cấp cũng là một yếu tố quan trọng, giúp đảm bảo rằng các yêu cầu và thay đổi từ phía khách hàng được xử lý một cách hiệu quả và kịp thời. Ngoài ra, giao tiếp hiệu quả còn bao gồm khả năng thấu hiểu sâu sắc các yêu cầu cụ thể từ khách hàng và khả năng giải quyết các xung đột một cách có xác đáng và xây dựng lại mối quan hệ đối tác một cách tích cực.
👉 Không chỉ đối với nhà cung cấp, kỹ thuật giao tiếp cũng vô cùng quan trọng đối với chính doanh nghiệp. Giao tiếp khéo léo và thỏa đáng trong mối quan hệ với nhà cung cấp là cơ hội để doanh nghiệp đàm phán thành công những “deal” cực kỳ hấp dẫn. Bộ phận mua hàng không chỉ cần phát triển các kỹ năng nghiên cứu giá và giao tiếp, mà cần chú trọng học hỏi thêm các kiến thức thuyết phục, đàm phán trong kinh doanh.
| Xem thêm Cách đàm phán giá cả với nhà cung cấp nước ngoài
Mô hình Carter 10Cs là hệ tiêu chí đánh giá nhà cung cấp hữu dụng và được nhiều doanh nghiệp Quốc tế tin dùng. Bằng cách áp dụng các tiêu chí này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình mua hàng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhìn chung, việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp không chỉ dựa trên khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ, mà còn dựa trên nền tảng mối quan hệ đáng tin cậy và bền vững giữa hai bên.
Dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay thương mại, doanh nghiệp vẫn cần tối ưu hóa các khâu vận hành logistics và chuỗi cung ứng. Trong đó, các giao vận nguyên vật liệu đầu vào và giao hàng thành phẩm đến khách hàng cũng cần được chú trọng nâng cao hiệu quả.
GoGoX là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp giao hàngvận hàng cho doanh nghiệp với sự đa dạng và độ linh hoạt cao, nhưng vẫn đáp ứng quy trình chuyên nghiệp. Chúng tôi có năng lực vận tải cao với đội xe hơn 10,000+ phương tiện và đội ngũ tài xế tận tụy, đã qua đào tạo nghiệp vụ.
🚚 Hãy để GoGoX đồng hành cùng doanh nghiệp trên mỗi chuyến hàng. Với mức giá tốt hơn, chúng tôi giúp doanh nghiệp vận hành vận tải tiết kiệm hơn, nhanh chóng hơn, chất lượng cao hơn!
Xem thêm về Giải pháp giao hàng theo yêu cầu cho doanh nghiệp
Bạn cần tư vấn thêm về giải pháp?
Hãy để bộ phận CSKH của GoGoX hỗ trợ bạn!