Cách đóng gói thịt, hải sản tươi sống khi vận chuyển bằng xe tải lạnh
Khách hàngVấn đề hư hỏng, thất thoát hàng hóa cho đóng gói sơ sài không còn mới lạ, ảnh hưởng trực tiếp mối quan hệ với khách hàng và hoạt động kinh doanh. Cho dù thực phẩm của bạn tươi ngon đến đâu, quy trình đóng gói hàng hóa không đạt tiêu chuẩn thì hàng đến tay khách vẫn khó giữ được chất lượng.
Cùng GoGoX tìm hiểu cách đóng gói hải sản và thịt khi vận chuyển xa bằng xe tải lạnh trong bài viết dưới đây.
Tác hại của việc đóng gói thịt, hải sản không đạt tiêu chuẩn
Nguy cơ nhiễm khuẩn cao
Khi thịt và hải sản không được vệ sinh và đóng gói đúng cách, các vi khuẩn như Salmonella, E.coli, và Listeria từ môi trường giết mổ xung quanh có thể xâm nhập và sinh sôi nhanh chóng. Các loại vi khuẩn này tồn tại số lượng lớn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc và các bệnh truyền nhiễm cho người tiêu dùng, đặc biệt là thông qua các món chế biến sống hoặc tái.
Rủi ro pháp lý về vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với thịt và hải sản đông lạnh, cần phải đóng gói kín đáo. Nếu không có thể gặp tình trạng chảy nước loang lổ, hoặc rơi vụn thực phẩm trong quá trình vận chuyển. Điều này dễ gây ám mùi và mất tính thẩm mỹ cho khu vực giao nhận hàng và thùng chứa của xe tải lạnh.
Các vấn đề về vệ sinh trong quy trình sơ chế, bảo quản và vận chuyển luôn cần được đảm bảo tuyệt đối. Đóng gói thiếu hoàn chỉnh, gây rơi nhiễu thực phẩm và lây nhiễm chéo vi khuẩn có thể khiến bạn gặp rắc rối về quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
Rủi ro thất thoát hàng trong vận chuyển
Đóng gói không đủ chắc chắn và kín đáo có thể xảy ra tình trạng mất mát hàng hóa do rơi rớt. Đặc biệt đối với hàng có độ ẩm cao như hải sản, sử dụng sai chất liệu đóng gói có thể khiến kiện hàng bị thấm nước, ướt mủn và rách bao bì. Một khi những vấn đề này xảy ra, sản phẩm đóng gói sẽ bị xem là không đạt tiêu chuẩn.
Ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng của đối tác
Thịt, hải sản bị hư hỏng, thất thoát hay gặp vấn đề bao bì trong quá trình vận chuyển sẽ dẫn đến việc giao hàng bị trì hoãn. Bạn sẽ phải thực hiện các chuyến hàng bổ sung hoặc thậm chí bồi thường hợp đồng. Và tất nhiên, những điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ thương mại giữa bạn và các đối tác, khách hàng.
Cách đóng gói các loại thịt bò, heo, gà
Để vận chuyển thịt bò, heo, gà đi xa hiệu quả, cần đóng gói kĩ bằng các loại bao bì chuyên dùng cho thực phẩm như PE, CPP,… với độ dày tối thiểu 0,1mm. Ở nhiệt độ chưng cất, các bao bì này phải đáp ứng điều kiện không bị co rút, không phát sinh mùi, không tan chảy và ngăn chặn oxygen, nước, chịu được dầu và giữ kín mùi hương. Khi đóng gói thịt, cũng cần kết hợp hút chân không và đảm bảo hàn kín miệng túi 100%.
Sau khi đóng gói thịt theo từng bộ phận hoặc theo khối lượng, bạn cần đóng thịt thành từng kiện hàng vuông vức để vận chuyển gọn gàng hơn. Điều này giúp hạn chế mọi va quẹt có thể dẫn đến xước, thủng bao bì. Để đóng hàng theo kiện, bạn có thể dùng thùng xốp, thùng gỗ hoặc thùng nhựa chuyên dụng và dán kín bằng băng keo.
Bạn cũng cần đảm bảo rằng những loại thùng này có đủ độ chống đỡ vì các mặt hàng thịt bò, heo, gà thường được xếp chồng lên nhau trong thùng xe tải lạnh. Ngoài ra, cũng cần dán nhãn thông tin bên ngoài thùng hàng về điều kiện bảo quản như nhiệt độ, độ ẩm tương thích và nhãn báo hàng đông lạnh. Điều này giúp bất kỳ nhân viên nào trong quy trình giao nhận và phân phối hàng cũng nắm được đặc điểm sản phẩm và tuân thủ điều kiện bảo quản.
Cách đóng gói tôm cua ghẹ còn tươi sống
Phân loại tôm cua ghẹ theo tiêu chuẩn
Trước khi vận chuyển hải sản tươi sống nhóm giáp xác như tôm, cua, ghẹ; cần chọn lọc kỹ càng theo kích thước, độ ngộp để đảm bảo hàng vận chuyển đi là hàng tươi sống nhất. Trong quá trình phân loại, nếu phát hiện những con tôm, cua, ghẹ có dấu hiệu ngộp cao hoặc mất càng, cần tách ra riêng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của lô hàng.
Gây mê tạm thời bằng sốc nhiệt
Gây mê tôm cua ghẹ bằng sốc nhiệt là một phương pháp hiệu quả và dễ thực hiện, giúp giảm căng thẳng và tổn thương cho tôm cua ghẹ trong quá trình vận chuyển. Việc gây mê cũng giúp chúng ngừng di chuyển, hạn chế tỷ lệ thất thoát khỏi kiện hàng.
1️⃣ Bạn đổ nước vào bồn chứa và thêm đá lạnh để hạ nhiệt độ nước xuống khoảng 0-4°C, kiểm tra bằng nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ nước đạt mức yêu cầu.
2️⃣ Tiếp đến, ngâm tôm cua ghẹ đã chọn lọc vào bồn nước lạnh trong khoảng 2-5 phút. Theo dõi và kiểm tra cho đến khi thấy chúng bắt đầu ít di chuyển và có dấu hiệu bị gây mê.
3️⃣ Sau khi gây mê, bạn tiến hành cố định càng tôm cua ghẹ bằng dây rút nhựa hoặc gây vải. Tối thiểu khả năng di chuyển và kìm kẹp của chúng.
Sắp xếp nhẹ nhàng và đóng thùng
1️⃣ Trước tiên bạn cần chuẩn bị thùng chứa, thường là thùng xốp có đục nhiều lỗ để lấy không khí cho tôm cua ghẹ có thể thở. Lót đáy thùng xốp bằng một lớp đá lạnh hoặc đá khô, phủ lên trên một lớp giấy thấm nước để giữ ẩm.
2️⃣ Có thể đặt tôm cua ghẹ vào từng túi lưới nhỏ hoặc trực tiếp sắp xếp vào thùng xốp. Sau đó, bạn bổ sung thêm một lớp đá khô lên trên, rồi đặt thêm một lớp giấy thấm nước trên cùng để giữ ẩm không khí.
3️⃣ Cuối cùng, bạn đậy kín nắp thùng xốp và niêm phong xung quanh bằng băng keo để giữ nhiệt độ ổn định. Khi vận chuyển các thùng hải sản sống này cần chú ý nhẹ nhàng để tránh gãy càng, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
Cách đóng gói cá, mực và hải sản tươi sống khác
Phân loại cá mực bạch tuộc theo tiêu chuẩn
Tương tự như khi vận chuyển hải sản tươi sống khác, bạn cần phân loại hàng theo kích thước, độ ngộp, ngoại quan. Để đánh giá sức khỏe của hải sản có đủ đáp ứng vận chuyển không, bạn xem xét qua tình trạng bơi có lờ đờ hay đuối sức, da hải sản có nhợt nhạt hay biểu hiện bệnh bất thường hay không.
Để đảm bảo hàng được vận chuyển đến khách là lô hàng tươi ngon mới nhất. Bạn cần chọn lọc sản phẩm thật kỹ càng. Việc để lẫn lộn hải sản ngộp hoặc hải sản đã chết vào lô hàng tươi có thể gây nhiễm khuẩn trong vận chuyển. Điều này ảnh hưởng đến độ sạch, mùi vị và cảm quan của cá tươi, làm giảm giá trị thương mại của toàn bộ lô hàng.
Đóng thùng cá mực bạch tuộc
1️⃣ Thông thường bạn có thể chọn thùng phuy nhựa đặc hoặc thùng composite chuyên dụng vận chuyển để hải sản vì ưu điểm bền, không gây phản ứng hóa học và có thể tái sử dụng. Kích thước thùng phải đủ lớn để chứa đủ lượng nước và hải sản, đồng thời để trống một khoảng không gian cho chuyển động nhẹ nhàng của hải sản. Nếu khách hàng có yêu cầu phải đóng gói riêng lẻ theo từng con thì bạn có thể sử dụng các túi nhựa chuyên dụng có lỗ bơm oxy.
2️⃣ Đối với đóng gói bằng thùng phuy và thùng composite, bạn cho nước sạch vào đến lưng chừng, có thể cho thêm đá để duy trì nhiệt độ nước ở 15-20°C. Sau đó cho thủy hải sản sống vào và tiến hành bơm oxy vào thùng. Nếu được, bạn có thể gắn trực tiếp hệ thống bơm oxy trên thùng xe để đảm bảo lượng oxy được duy trì ổn định. Sau đó dùng lưới bọc kỹ miệng thùng để tránh thủy hải sản nhảy khỏi thùng mà vẫn đảm bảo thùng được thông thoáng.
Nếu đóng gói hải sản bằng túi nhựa thì bạn cho hải sản vào túi cùng một lượng nước vừa phải, bơm đầy oxy và hàn kín miệng túi. Sau khi cho cá vào bao bì nhựa, bạn tiếp tục sắp xếp từng túi cá vào thùng xốp để giảm sốc khi di chuyển. Bạn có thể đặt thêm một ít nước đá khô ở mỗi thùng để duy trì nhiệt độ mát cho cá, trong lúc chờ vận chuyển lên thùng xe tải lạnh.
Ngoài ra, để quy trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ, thủy hải sản giao đến nơi vẫn giữ được sức sống và độ tươi; việc duy trì nhiệt độ, độ ẩm và vấn đề vệ sinh trong thùng lạnh cũng là vấn đề quan trọng cần lưu ý.
Cách đóng gói thủy hải sản đông lạnh
Nếu khách hàng yêu cầu đóng gói hải sản theo túi để bán tại các quầy đông lạnh, bạn có thể lựa chọn đóng gói bằng túi nhựa thực phẩm chuyên dụng kết hợp hút chân không. Tương tự với đóng gói thịt, bao bì đóng gói hải sản cũng phải đáp ứng tiêu chí chống thấm, chống mùi, chịu nhiệt tốt, không co rút hay có hiện tượng tan ở nhiệt độ thấp.
Nếu bạn chỉ vận chuyển thủy hải sản đến các chợ đầu mối hay quán ăn, không cần đóng gói bằng túi nilon thì có thể đóng gói trực tiếp bằng thùng xốp cách nhiệt. Kích thước thùng cũng cần phù hợp với số lượng và kích thước của các loại thủy hải sản, có đủ chỗ để chêm đá làm lạnh. Đặc biệt, thùng cần được vệ sinh sạch sẽ, không có mùi lạ và không bị thủng trước khi sử dụng.
Để duy trì nhiệt độ đông lạnh trong suốt thời gian chờ xe tải lạnh, bạn cần lót một lớp đá hoặc đá khô ở đáy thùng xốp. Ngoài ra, cũng cần xếp xen kẽ một lớp đá và một lớp thủy hải sản để đảm bảo hiệu quả giữ lạnh. Đá khô là lựa chọn ưu việt vì sẽ không tan thành nước, giúp quá trình vận chuyển được khô ráo hơn.
Trên đây là cách đóng gói hải sản và thịt khi vận chuyển đi xa bằng xe tải lạnh. Bạn có thể áp dụng cho quy trình đóng hàng của doanh nghiệp. Việc đóng gói đạt chuẩn tốn không ít thời gian, nhưng mang lại hiệu quả bảo quản thực phẩm tối ưu.
Nếu doanh nghiệp của bạn cần thuê xe tải lạnh chở hàng thực phẩm tươi sống?
Dịch vụ vận chuyển thực phẩm tươi sống bằng xe tải lạnh của GoGoX sẽ luôn đồng hành và đáp ứng mọi nhu cầu giao hàng của bạn! Hàng hóa của bạn sẽ được đóng gói, bốc xếp và vận chuyển bằng xe tải lạnh chuyên dụng, đảm bảo mọi điều kiện bảo quản thịt, hải sản về nhiệt độ và độ ẩm.
| Xem ngay vì sao bạn nên chọn dịch vụ xe tải đông lạnh GoGoX
Đăng ký tư vấn dịch vụ và nhận báo giá!
Hoặc gọi tổng đài CSKH để được hỗ trợ